Cô giáo như mẹ hiền

Dự thảo

Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025

Ngày bắt đầu: 22/02/2022

Số lượt xem: 442

Góp ý: 0

PHÒNG GD&ĐTHUYỆN ÂN THI                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG LỄ                                                     Độc lập tự do hạnh phúc

 

PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG LỄ

GIAI ĐOẠN 2020-2025

         Thực hiện chương trình hành động số 27/CTr/TU ngày 17/2/2014 của Thành ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

Thực hiện kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 27 tháng 10/2017 của UBND huyện về “Phát triển giáo dục mầm non đến năm 2025”;

    Căn cứ Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ vào quy mô trường lớp và đặc điểm tình hình nhà trường, của địa phương.

Trường mầm non Đặng Lễ xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

Phương hướng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2025 nhằm phân tích thực trạng, dự đoán tương lai để xác định mục tiêu, tìm ra giải pháp giúp nhà trường ngày càng đáp ứng các nhu cầu của xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.

Tạo dựng một môi trường thân thiện, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng chăm sóc, giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện, bước đầu hình thành nhân cách của người chủ nhân tương lai của đất nước.

2. Yêu cầu:

Nội dung chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2025 phải toàn diện, cân đối, nêu được nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh mục tiêu quản lý nhà trường, nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng, nêu được nhiệm vụ ưu tiên.

Phương hướng đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và đón đầu cho sự phát triển giáo dục địa phương trong tương lai

Phương hướng có nội dung cụ thể, rõ ràng, minh bạch; triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

Phương hướng“Chiến lược phát triển ” của nhà trường được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.

Việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh nhà trường hằng năm và thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và có giải pháp bổ sung, cải tiến để chiến lược đạt hiệu quả cao nhất trong suốt chặng đường dài đến năm 2025.  

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:

1. Cơ sở vật chất:

     Trường có diện tích 4052m2, các phòng học và các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia

*Biểu 1.Thực trạng quy mô trường, lớp:

TT

Khối

Năm học 2019 - 2020

Năm học 2020 - 2021

Năm học 2021 - 2022

Số lớp

Số HS

Số lớp

Tổng

Số lớp

Tổng

1

Nhà trẻ

3

70

3

65

3

75

2

Mẫu giáo

13

360

13

350

15

325

MG 3-4T

3

102

4

109

5

108

MG 4-5T

6

146

4

102

5

114

MG 5-6T

4

112

5

139

5

103

Tổng

16

430

415

16

18

400

         

 

- Tổng số trẻ năm học 2020-2021 toàn trường: 415 trẻ (bình quân 26 trẻ/lớp). 
- Tỷ lệ trẻ huy động ra lớp đạt chỉ tiêu được giao. 
- 100 % trẻ 5 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non.

- 100% trẻ phát triển thể lực tốt, không phát sinh tỷ lệ trẻ thừa cân- béo phì và suy dinh dưỡng. 

- 16/16 nhóm, lớp đã triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 17/TT-BGD. 

          2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2020 – 2021

    Biểu 2: thực trạng trình độ đội ngũ CB-GV-NV năm học 2020-2021:

 

Chức danh

TS

Biên chế

Hợp đồng

Đảng viên

Trình độ CMNV

 

KoTĐ

TC

ĐH

TS

BGH

03

03

0

03

 

 

 

3

 

GV

28

28

0

21

 

1

22

5

 

NV

KT

1

1

 

 

 

 

 

1

 

CD

3

0

 3

 

 

 

 

 

BV

3

 

3

 

3

  

 

 

Tổng

44

37

7

10

3

15

9

17

 

            

 

    3. Số lượng học sinh:

   Biểu 3: Thực trạng số học sinh năm học 2020-2021.

 

TT

Khối

Số lớp

Số HS

     Giới tính

Dân tộc

Ghi chú

Nữ

Nam

1

Nhà Trẻ

3

65

30 

35 

 

 

2

Mẫu giáo

13

350

164

186

 

 

MG 3-4T

4

109

52

57

 

 

MG 4-5T

4

102

47

55

 

 

MG 5-6T

5

139

65

74

 

 

Tổng

13

415

194

221

 

 

 

4. Thực trạng về quy mô học sinh và dự báo số học sinh đến năm 2025:

         Biểu 4.Thực trạng về quy mô học sinh và dự báo số học sinh đến năm 2025.

 

TT

Khối

Năm học 2022- 2023

Năm học 2023- 2024

Năm học 2024- 2025

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

1

Nhà trẻ

60 

3

65

70 

2

Mẫu giáo

15

310

15

325

15

340

MG 3-4T

5

95

5

95

5

115

MG 4-5T

5

110

5

119

5

108

MG 5-6T

5

105

5

111

5

117

Tổng

18

370

18

390

18

410

          

 

5. Thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường

+ Kết quả phòng chống suy dinh dưỡng hằng năm luôn đạt 100%;
+ Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng; trẻ được bảo vệ an toàn tuyệt đối.  
+ Trẻ tích cực tham gia các buổi sinh hoạt lễ hội do nhà trường tổ chức.

Các thành tích đạt được trong năm học 2020-2021:

* Thành tích cá nhân:

- SKKN cấp huyện: 03

- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 01.

- LĐTT cấp huyện: 16.

          - Đảng viên HTXS nhiệm vụ: 04

* Thành tích tập thể:

- Chi bộ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Danh hiệu nhà trường: Tập thể LĐTT.

          6. Thuận lợi:

       - Nhà trường được đầu tư xây dựng, cải tạo, đồng bộ Cơ sở vật chất khá khang trang, cảnh quang môi trường sư phạm “Sạch-đẹp-an toàn” cho trẻ; 16/16 lớp (100%) được trang bị đồ dùng học tập phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và việc học của trẻ.

       - CBQL nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp với UBND xã và cha mẹ học sinh để thực hiện xã hội hóa giáo dục.  Nhà trường tích cực trang bị các thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo danh mục trang  thiết bị dạy học dành cho trẻ Mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cấu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ (16/16 lớp được trang bị ĐDĐC đủ theo danh mục quy định; Sân trường có trên 08 loại đồ chơi). Năm học 2020-2021 nhà trường được UBND xã đầu tư cải tạo, xây dựng  nâng cấp sửa chữa đồng bộ toàn trường. 
Ban giám hiệu đã được kiện toàn đủ 3 người, có trình độ chuyên môn và đều là những người nhiệt huyết với công tác quản lý, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo trong tổ chức quản lý.

       - Công tác giáo dục mầm non của nhà trường đã đạt được nhiều thành tích và có chuyển biến tích cực rõ nét về mọi mặt. Uy tín của trường đối với cha mẹ học sinh và nhân dân ngày một tăng lên.

      7. Khó khăn:

- Một số giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin vì lớn tuổi, vẫn còn giáo viên, nhân viên chậm đổi mới, hiệu quả giáo dục chưa cao. Một số giáo viên con nhỏnên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Trường nằm trong khu vực dân cư đông đúc, có nhiều trường học của các cấp trên cùng tuyến đường quốc lộ nên ảnh hưởng tới trật tự ATGT trong những lúc giờ cao điểm.

8. Thời cơ:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ từ cơ quan chuyên môn cấp trên, lãnh đạo các cấp, các ban ngành chức năng, cũng như chính quyền địa phương nơi trường đóng.

- Cơ sở vật chất được duy trỳ, bảo quản và trang bị mới khá đồng bộ đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. 
          - Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể liên quan để thực hiện có hiệu quả giáo dục kết hợp 3 môi trường: gia đình- nhà trường và xã hội; Tham mưu và được giải quyết kịp thời những điều kiện cần thiết phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 

          9. Thách thức:

          - CMHS và xã hội đòi hỏi ngày càng cao đối với ngành giáo dục mầm non nói chung và đối với nhà trường nói riêng về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

          - Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải ngày càng có trình độ chuyên môn cao, làm việc hiệu quả, sáng tạo; phải có khả năng ứng dụng CNTT và có trình độ ngoại ngữ phù hợp với chức danh nghề nghiệp được phân công.

          - Các nhà trường ở các bậc học trong khu vực đã có những bước tiến mạnh mẽ và chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới cũng là một thách thức đòi hỏi nhà trường phải nỗ lực để hòa cùng với tốc độ phát triển đó.

         10. Xác định những vấn đề ưu tiên:

          - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ theo hướng tiếp cận và phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, quan tâm tới đặc điểm cá nhân của trẻ.

          - Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho trẻ.

          - Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          - Tiếp tục ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, quản lý. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng tự nghiên cứu bài học.

          - Áp dụng các bộ chuẩn vào việc đánh giá chất lượng công chức, viên chức và theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ.

          - Huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường.

         III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đến năm 2025, nhà trường có sự thay đổi căn bản, tích cực về chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, nhằm góp phần xây dựng, phát triển nền giáo dục tại địa phương; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu cao của giáo dục; Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

Phấn đấu đến năm 2025, nhà trường luôn giữ danh hiệu trường tiên tiến bậc học mầm non của huyện Ân Thi, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức 2.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Chương trình nhà trường: Xây dựng, hoàn thiện và triển khai “Chương trình nhà trường” nhằm tăng thời lượng cho trẻ tham gia các hoạt động thực hành trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, giao lưu tập thể, tăng cường các kỹ năng thực hành cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

2.2. Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Duy trì thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đồng thời phát triển giáo dục trẻ dưới 5 tuổi; Đến năm 2025 nhà trường dự định quy mô 18 lớp với  khoảng 385 trẻ, trung bình mỗi mỗi lớp 21 học sinh. Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại. Xây dựng môi trường sư phạm xanh- sạch- sạch- đẹp - nhiều cây cảnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, giáo dục trẻ. Quy hoạch các khu vui chơi của trẻ, các phòng chức năng nhằm phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”.

2.3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ và thẩm mỹ, có kỹ năng thực hành cuộc sống, kỹ năng lao động tự phục vụ, từng bước hình thành nhân cách cho trẻ;chuẩn bị tốt về tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.

2.3. Về phát triển đội ngũ: triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cả về số lượng và chất lượng, chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại và tiên tiến; có đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục đào tạo giai đoạn mới.

         IV. CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

         1. Chỉ tiêu:

        1.1. Cơ sở vật chất

    - Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

    - Quy hoạch, cải tạo sân chơi đáp ứng tiêu chí: an toàn - phù hợp - xanh - thẩm mỹ.“ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”.

    - Cải tạo vườn rau của bé, bồn hoa, cây cảnh, trang trí môi trường bên ngoài lớp học, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với thiên nhiên, khu chơi cát và nước.

    - Làm khu vui chơi, vân động cho trẻ ngoài trời để trẻ được khám phá và trải nghiệm.

    - Đầu tư cơ sở vật chất trong lớp học về đồ dùng, đồ chơi hiện đại theo xu hướng lấy trẻ làm trung tâm.

         1.2. Đội ngũ

       1.2.1. Số lượng và trình độ đào tạo

Trường có đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định. Đảm bảo 100% giáo viên và nhân viên đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo. Giáo viên có kỹ năng tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

         - Động viên giáo viên trẻ đi học bằng tin học và ngoại ngữ. Có năng khiếu tạo hình, âm nhạc. Có kỹ năng sư phạm tổ chức các hoạt động của trẻ/ngày.

      *Dự kiến đội ngũ, trình độ đến năm 2025:

Chức danh

TS

Biên chế

Hợp đồng

Đảng viên

Trình độ CMNV

 

KoTĐ

TC

ĐH

BGH

03

03

0

03

 

 

 

3

GV

33

33

0

23

 

 

20

13

NV

CD

2

2

 

 

 

 

 

BV

1

1

 

 

 

 

 

 

Tổng

39

39

 

26

 

2

20

16

Tỷ lệ %

100

100

 

66,6

 

0,5

51,3

41

           

         

1.2.2. Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Có ít nhất 96% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 12% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấphuyện trở lên.

b) Hằng năm, có ít nhất 60% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp trường và có chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Hằng năm, có ít nhất 100% số giáo viên đạt loại khá trở lên theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có ít nhất 30% số giáo viên đạt loại xuất sắc; không có giáo viên bị xếp loại kém.

d) 100% giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

e) 100% Cán bộ quản lý  đạt trên chuẩn về nghiệp vụ, Được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý trường học.

g) Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về  cơ cấu, 60% trở lên có trình độ đại học. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học.

i) Công tác phát triển Đảng: Bồi dưỡng kết nạp thêm 4 đảng viên mới, chuyển đảng chính thức cho các đảng viên mới kịp thời.

1.3. Quy mô học sinh:

1.3.1. Quy mô:

         Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục, quy định về biên chế bậc học mầm non, trường mầm non Đặng Lễ đã chủ động xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, trình Phòng Giáo dục và Đào tạo  phê duyệt nhằm đảm bảo và duy trì đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, số trẻ, số lớp.

         * Số lượng lớp, trẻ

Lớp

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Nhà trẻ

65

3

75

3

60

63

65

3

70 

Mẫu giáo 3-4T

109

4

108

5

95

5

95

5

115

5

Mẫu giáo 4-5T

102

4

114

5

110

5

119

5

108

5

           

Mẫu giáo 5-6T

139

5

103

5

105

5

111

5

117

5

Tổng

415

16

   452

18

18

370

18

390

18

410

+ Phát triển lớp học: 18/18 lớp.

+ Học sinh: Dự kiến số trẻ từ 370 trẻ  đến 460 trẻ

1.3.2 Kế hoạch huy động: Hàng năm huy động 100% số trẻ 5 tuổi trên địa bàn tuyển sinh hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non.

1.4. Chất lượng chăm sóc - giáo dục:

1.4.1. Chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng

- 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

- 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ, được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng  của tổ chức y tế thế giới.

- Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác.

- Có ít nhất 90% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi.

- 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

1.4.2. Chất lượng Giáo dục

-100% trẻ được đánh giá theo mục tiêu giáo dục; 95% trẻ đạt yêu cầu

-Trẻ được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp, ứng xử đúng mực. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tinh thần giúp đỡ bạn.

-Trẻ được phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu.

-Trẻ được làm quen với tiếng Anh

1.5. Công tác thi đua

Phấn đấu Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Phát huy danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”, “Đơn vị văn hoá”.

Hàng năm có từ 85 - 90% CBGVNV đạt lao động tiên tiến cấp trường; 60% đạt lao động tiên tiến cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở.

2. Nhiệm vụ

2.1. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy, quy định nhằm ổn định, phát triển, khuyến khích mỗi cá nhân phấn đấu và sáng tạo; Tạo cơ chế quản lý kỷ cương nghiêm - chất lượng thực; công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan và công bằng.

2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, mẫu mực về nhân cách, thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, nâng cao năng lực quản trị nhà trường; quản lý nhà nước về giáo dục; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong trường học; có năng lực giám sát, kiểm soát, đánh giá trong nhà trường; Có năng lực quản lý, bố trí, sắp xếp, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, nhân viên;

2.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, văn minh và hiểu biết xã hội; Có kỹ năng sư phạm, khả năng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy, có phương pháp, hình thức giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay đó là Giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, từng bước hình thành nhân cách cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Chú trọng giáo dục  kỹ năng thực hành cuộc sống, kỹ năng làm việc nhà, làm quen tiếng Anh, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

2.5. Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, tạo nhiều khu vực đa năng ngoài trời phục vụ các hoạt động học tập - vui chơi - trải nghiệm của trẻ. Rà soát trang thiết bị đồ dùng dạy học để bổ sung theo hướng đồng bộ và hiện đại từ các nguồn ngân sách cấp, nguồn thu tại đơn vị và xã hội hóa giáo dục;

2.6. Tăng cường học tập kinh nghiệm các mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại trong nước.

2.7. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, gọn gàng, ngăn nắp, nhiều cây xanh bóng mát, cây cảnh, hoa theo mùa, khung cảnh đẹp;

2.8. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để chăm lo cho giáo dục của nhà trường; tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ với cha mẹ học sinh và cộng đồng;  Thu hút sự tham gia của Cha mẹ trẻ vào các hoạt động giáo dục; Xây dựng hiệu quả mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội;

2.9. Quan tâm chăm lo các đối tượng khó khăn trong nhà trường;

3. Giải pháp (04 nhóm giải pháp cơ bản)

3.1. Nhóm giải pháp số 1: Đổi mới quản lý giáo dục

a. Sưu tầm, tập hợp toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để triển khai mọi hoạt động trong nhà trường; Phổ biến các văn bản trên thông qua các buổi họp, các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tới cán bộ, giáo viên, nhân viên.

b. Xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy, quy định trong nhà trường:

- Quy chế về hoạt động của nhà trường, chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong trường; Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;

- Quy chế chi tiêu nội bộ: Công khai rõ nguồn thu, mức thu, nguồn chi, định mức chi, nội dung chi; Thống nhất cách chi lương, bán trú cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; các khoản thu khác trong trường, báo cáo trước Hội đồng sư phạm.

- Xây dựng nội quy nhà trường đối với  cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và khách đến trường; Quy ước giao tiếp, ứng xử với cha mẹ học sinh; Quy định giao tiếp ứng xử đối với nhân viên trong nhà trường; Quy định giao tiếp, ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường;

- Xây dựng quy định chức năng công việc, trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường. Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với trách nhiệm; Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ;

c. Cải tiến Quy chế thi đua, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, có tính chất động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu.

d. Phân loại giáo viên, nhân viên về năng lực thực hiện nhiệm vụ và có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng; Xây dựng tiêu chí “giáo viên năng động- văn minh- thanh lịch” dựa vào tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia và chuẩn đánh giá giáo viên mầm non để giáo viên có hướng phấn đấu hoàn thiện bản thân;

e. Đảm bảo dân chủ hóa trường học: Thực hiện đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên thông qua đánh giá trẻ. Thực hiện kiểm tra chéo giữa các lớp, các khối, các khu để đảm bảo sự khách quan, học hỏi lẫn nhau trong đội ngũ giáo viên.

g. Thực hiện công khai chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của nhà trường theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 07/05/2009 của BGD&ĐT

h. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị thư điện tử, webside trong quản lý nhà trường.

3.2. Nhóm giải pháp số 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường

a. Xây dựng, tổ chức cơ cấu các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo đúng quy định; Lựa chọn giáo viên, nhân viên có uy tín, có trình độ chuyên môn vững vàng làm tổ trưởng, tổ phó; Chỉ đạo các tổ hoạt động theo đúng quy định;

b. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có; Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ CB-GV-NV từng năm đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của nhà

trường.

Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức: Giáo viên, nhân viên cốt cán tham gia bồi dưỡng nâng cao; Giáo viên, nhân viên còn lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm tại nhà trường: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống, đàn, múa, hát, tin học.

Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch theo đổi mới, theo chương trình nhà trường cho 100% giáo viên. Đánh giá kết quả hàng tháng thông qua duyệt soạn bài và dự giờ thăm lớp;

c. Hàng năm tiến hành rà soát, đánh giá phân loại công chức, viên chức, chuẩn nghề nghiệp; sử dụng, sắp xếp nhân sự vào các vị trí việc làm, luân chuyển đội ngũ giáo viên, giữa các lớp;

d. Thực hiện tự bồi dưỡng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ quản lý.

 3.3. Nhóm giải pháp số 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng đổi mới do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chỉ đạo trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT

a.Thành lập tổ chuyên môn xây dựng chương trình nhà trường trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT;

b. Rà soát, đánh giá kế hoạch giáo dục của nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua, ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân tồn tại;

c. Tham gia đầy đủ các cuộc họp, các buổi tập huấn do Phòng GD&ĐT triển khai về xây dựng chương trình nhà trường để nắm bắt và triển khai đến cán bộ quản lý, giáo viên;

d. Xác định những nội dung cần điều chỉnh trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT;

e. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch xây dựng chương trình nhà trường với Phòng GD&ĐT;

g. Thực hiện xây dựng chương trình nhà trường; Chú trọng các mục tiêu nâng cao như: tạo hình, toán, tình cảm xã hội, vận động, ngôn ngữ, lồng ghép kỹ năng sống; chú trọng năng lực của học sinh;

h. Tổ chức họp triển khai chương trình nhà trường trong các tổ chuyên môn; tháo gỡ các ý kiến khó khăn, vướng mắc của giáo viên;

i. Tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

3.4. Nhóm giải pháp số 4: Xây dựng các điều kiện phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ

a. Sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách, xã hội hóa, nguồn thu của trường, quy hoạch các khu vực trong trường theo mô hình “nhà trường xanh với hệ thống cây xanh bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ, cây treo tường, hoa các mùa tạo không khí trong lành, thân thiện.

b. Hàng năm rà soát các trang thiết bị, đồ dùng dạy học mau hỏng và cải tạo duy trỳ  tu sửa để đầu tư bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

c. Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.

e. Kiến nghị với UBND xã, đơn vị công an, trên địa bàn tạo điều kiện giúp nhà trường thực hiện phương án giải tỏa các hàng quán cổng trường tại khu Phố Vân.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2025, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và đại diện cha mẹ học sinh, trình phòng GD&ĐT huyện xin ý kiến chỉ đạo.

Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.

Tập trung vào một số trọng điểm: Đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Đẩy mạnh đổi mới lập kế hoạch giáo dục, phương pháp, tổ chức dạy học; Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, chú trọng kỹ năng mềm; Phát huy tối đa hiệu quả các phòng hoạt động âm nhạc, phát triển thể chất, Kidsmats;

Chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; Đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của các trưởng khu, tổ trưởng chuyên môn trong điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Cải tạo toàn bộ khu sân chơi khu Phố Vân Phấn đấu trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức 2.

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị các phòng chức năng, đi sâu vào từng lĩnh vực phát triển, kích thích trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện đại.

Đảm bảo đủ điều kiện để công nhận trường Chuẩn quốc gia.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức phổ biến Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2025 của nhà trường đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh của trường, các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2025 của nhà trường và điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Hằng năm Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phải căn cứ vào kế hoạch chiến lược phát triển, chỉ đạo các bộ phận, tham mưu với chi bộ chỉ đạo các đoàn thể thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều hướng tới thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch phát triển giáo dục.

            3. Phân công cụ thể

          3.1. Phân công thực hiện

         - Hiệu trưởng 

          Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

          Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng  trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.

          Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

        Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ/tuần.

         Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

         Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng và các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành. Phổ biến các Chủ trương, chính sách, văn bản của ngành cấp trên kịp thời đến tập thể sư phạm nhà trường.

       - Phó hiệu trưởng 

       Giúp Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, quản lý công tác bán trú, theo dõi tài sản, cơ sở vật chất trong trường; Thực hiện hồ sơ, sổ sách đầy đủ theo quy định. Tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ/tuần. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

     - Tổ trưởng chuyên môn

      Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm.

      Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn.

        - Tổ trưởng văn phòng

       Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường.

  Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Chủ trì sinh hoạt Tổ văn phòng.

       - Giáo viên

        Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng môi trường giáo dục; đánh giá và quản lý trẻ em tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường.

        Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.     

       - Kế toán

        Quản lý hồ sơ kế toán nhà trường. Tham mưu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp. Kế hoạch tu sửa, mua sắm tài sản của trường. Báo cáo đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho CBVC của trường. Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

      - Cấp dưỡng

            Nhận thực phẩm đúng theo thực đơn, tươi ngon. Chế biến thực phẩm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng. Đảm bảo VSATTP không có dịch bệnh lây lan trong trường mầm non. Thực hiện vệ sinh nhà bếp theo lịch phân công.

       - Bảo vệ

            Bảo vệ bảo quản tài sản nhà trường, thực hiện nhiệm vụ khi được BGH yêu cầu. Trực ban đêm và các ngày nghỉ: Thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết... Mở, đóng cửa các lớp học, cổng trường đầu giờ, cuối buổi học và các ngày lễ, hội..

            Trực trường từ 17h00 đến 6h00 sáng hôm sau hàng ngày. Riêng thứ bảy, chủ nhật, những ngày nghỉ lễ, tết, hè...trực 24/24h.

          3.2. Quy định trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân:

- Hiệu trưởng: 

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

          - Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Tổ trưởng chuyên môn:

          Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục nhà trường.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

Hội cha mẹ học sinh

+ Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

+ Hỗ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

4. Giám sát và đánh giá kết quả

           Thực hiện công tác tự kiểm tra, giám sát, đánh giá từng học kỳ thường xuyên hằng năm và tự rút ra những gì làm được, chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp phương hướng khắc phục. Sau kết thúc mỗi giai đoạn của đề án cần rút ra bài học kinh nghiệm và có hướng điều chỉnh bổ sung thực hiện cho hoàn thiện giai đoạn trước.

          VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 

Thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2025, trường mầm non Đặng Lễ có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2025 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân và Cấp ủy, Chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2025 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.

Nhà trường kính đề nghị Chính quyền các cấp quan tâm đầu tư kinh phí theo lộ trình để xây dựng cơ sở vật chất. Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để trẻ được học tập sinh hoạt trong môi trường giáo dục tốt nhất. Hàng năm, Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn để nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

Trên đây là phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường đến năm 2025 của trường mầm non Đặng Lễ. Đề nghị các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường thực hiện có hiệu quả.

 

                TM UBND Xà                                            HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                                       Phạm Thị Phượng